Có nên đầu tư khi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thể hiện lợi tức của nhà đầu tư. Vì thế, việc nắm rõ thông tin về lãi suất sẽ giúp họ cân nhắc và lựa chọn đầu tư phù hợp.
Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang trở nên vô cùng sôi động trong vài năm gần đây. Số lượng trái phiếu phát hành tăng nhanh. Các đơn vị phát hành cũng trở nên đa dạng hơn về ngành nghề.
Với sự tăng trưởng đó, trái phiếu đang trở thành lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Chính vì thế, những thông tin xoay quanh, đặc biệt là thông tin về lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đang là các yếu tố được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Các yếu tố cần quan tâm khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp có thể là nguồn thu nhập rất đáng tin cậy. Nhưng trước khi quyết định đầu tư, điều quan trọng là phải biết một số điều cơ bản về nó.
1. Xếp hạng và rủi ro
Xếp hạng trái phiếu được tính toán bằng nhiều yếu tố. Nó bao gồm sự ổn định tài chính, nợ hiện tại và tiềm năng tăng trưởng. Tại Mỹ, có nhiều cơ quan cơ quan xếp hạng trái phiếu. Một số tên tuổi lớn có thể kể đến như Standard & Poor's, Moody's... Còn tại Việt Nam, hiện nay chỉ có 2 đơn vị được cấp phép: FiinRatings và Sài Gòn Phát Thịnh và tối đa 5 đơn vị theo quy hoạch 10 năm tới.
Những đơn vị xếp hạng sẽ tính toán rủi ro đi kèm với các đợt phát hành trái phiếu. Những xếp hạng này giúp các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính đánh giá về rủi ro. Liệu rằng công ty phát hành có thể trả được nợ hay không? Hay liệu họ có vỡ nợ hay không?
Các cấp độ từ AAA hoặc Aaa là cấp độ chất lượng cao. Những trái phiếu ở cấp độ này được coi là khoản đầu tư an toàn và ổn định hơn. Vì các chỉ số tài chính mà nó sở hữu cho thấy chúng ít có khả năng vỡ nợ hơn.
Trái phiếu đi kèm với xếp hạng BB hoặc Ba hoặc thấp hơn — kể cả những trái phiếu không được xếp hạng — được gọi là trái phiếu chất lượng trung bình và kém. Những trái phiếu này có lợi suất cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nguy cơ vỡ nợ cao hơn vì chúng được phát hành bởi các công ty có vấn đề về thanh khoản.
2. Kỳ hạn và thanh toán
Kỳ hạn là khoảng thời gian được tính từ thời điểm phát hành đến ngày hoàn trả vốn lần cuối. Mỗi một trái phiếu sẽ có kỳ hạn khác nhau. Trái phiếu ngắn hạn và trung hạn có thời gian từ 1-5 năm. Trái phiếu dài hạn có thời gian từ 5 năm trở lên.
Trong giai đoạn nắm giữ, đơn vị phát hành sẽ tiến hành thanh toán lãi cho trái chủ theo kỳ trả lãi. Có thể theo định kỳ hàng tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng. Tùy theo điều kiện của từng trái phiếu.
3. Giá và lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
Khi nói về trái phiếu, sẽ có 2 mức giá mà nhà đầu tư cần quan tâm. Đó là mệnh giá và giá bán.
Mệnh giá là giá trị ghi trên trái phiếu. Đó sẽ là căn cứ để đơn vị phát hành trả lãi cho trái chủ. Đồng thời, nó cũng là khoản nợ gốc mà họ nhận được khi kết thúc kỳ hạn của trái phiếu.
Giá bán là giá bạn phải bỏ ra để sở hữu trái phiếu đó. Thông thường sẽ có 3 trường hợp: giá bán bằng mệnh giá, giá bán cao hơn mệnh giá (tăng giá), giá bán thấp hơn mệnh giá (chiết khấu).
Về lãi suất, nó sẽ được biểu thị bằng %/năm, thể hiện khoản lãi mà đơn vị phát hành phải trả cho trái chủ. Lãi suất danh nghĩa (lãi suất coupon) thường có sự khác biệt với lãi suất thị trường. Và chính sự chênh lệch về lãi suất này dẫn đến sự khác biệt về giá bán trái phiếu.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Đối với bất kỳ một khoản đầu tư nào, lợi suất luôn là vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm. Đó chính là khoản thu nhập của họ khi đầu tư. Với trái phiếu doanh nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vậy, thông tin về lãi suất trở thành mục tiêu tìm kiếm của nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân, kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 5.5-6%/năm. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bình quân, tính đến quý 3/2021 là 9.3% (loại trừ trái phiếu ngân hàng). So với lãi suất ngân hàng, lợi tức mà nhà đầu tư nhận được với trái phiếu lớn hơn gần gấp 2 lần.
Thực tế, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp sẽ là khác nhau. Nó tùy thuộc vào thời điểm phát hành, ngành nghề, cũng như mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, các trái phiếu có mức xếp hạng tốt thường có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu xếp hạng trung bình, kém. Trái phiếu của lĩnh vực bất động sản thường có lợi tức cao hơn các lĩnh vực khác.
Có nên đầu tư khi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao?
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên nó không phải là yếu tố quyết định tất cả. Bởi thực tế, lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Vì vậy, để đánh giá một khoản đầu tư, cần phải phân tích trên nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, trước khi lựa chọn bất kỳ một loại trái phiếu nào, nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố:
- Mức độ xếp hạng của trái phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro. Xếp hạng càng cao, rủi ro của trái phiếu càng thấp.
- Kỳ hạn của trái phiếu. Những trái phiếu dài hạn sẽ dễ bị nhạy cảm với lãi suất hơn các trái phiếu ngắn và trung hạn.
- Ngành nghề của đơn vị phát hành
- Diễn biến chung của thị trường, nền kinh tế
Việc đánh giá một trái phiếu doanh nghiệp có tốt hay không đòi hỏi những kiến thức cơ bản về tài chính. Vì vậy, với những người chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, họ có thể gặp khó khăn. Để hiệu quả nhất, nhà đầu tư nên lắng nghe những lời khuyên từ các cố vấn tài chính.
Bạn có thể tìm kiếm các cố vấn trên ứng dụng ProNexus. Đây là một nền tảng cho phép kết nối các cố vấn tài chính với người có nhu cầu. Các cố vấn cam kết hướng đến lợi ích tối đa cho người sử dụng.
Ứng dụng này rất dễ sử dụng và người dùng có thể tải ứng dụng miễn phí từ CH Play hoặc App Store.
Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài