Những rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp

ProNexus Team

7 min read
05-10-2021 | Chứng khoán

Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức đầu tư được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh những lợi ích khi tham gia mua bán trái phiếu, nhà đầu tư cần nắm rõ một số rủi ro của nó.

Nhiều nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm đánh giá cao việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Họ quan điểm: “Kết hợp danh mục đầu tư của bạn với các loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, tiền tệ, phái sinh và trái phiếu là một trong những cách tốt nhất giúp gia tăng tài sản đều đặn”.

Mặc dù trái phiếu có thể không mang lại lợi nhuận nhiều nhất, nhưng nó được nhiều người coi như là một công cụ đầu tư đáng tin cậy. Đây được xem như một nguồn thu nhập đều đặn cho nhà đầu tư. 

Hình thức đầu tư trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ luôn được coi có tính ổn định, đảm bảo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đầu tư trái phiếu không có rủi ro.

Là một nhà đầu tư, bạn nên biết trước một số tình huống xấu có thể xảy ra khi đầu tư vào thị trường trái phiếu. 

Khái niệm cơ bản về đầu tư trái phiếu

Trái phiếu là một dạng nợ được phát hành bởi một công ty/ tổ chức hoặc chính phủ đang có mong muốn huy động một lượng tiền mặt nhất định. Về bản chất, khi một đơn vị phát hành trái phiếu, nó đang yêu cầu người mua trái phiếu hoặc nhà đầu tư cho vay. 

Vì vậy, khi bạn mua một trái phiếu, bạn cho đơn vị phát hành trái phiếu vay tiền. Đổi lại, đơn vị phát hành sẽ trả lại số tiền gốc cho bạn vào một ngày nhất định và trả thêm cho bạn một khoản lãi suất đều đặn theo thời hạn được niêm yết trên trái phiếu.

Để tìm hiểu về cách đầu tư trái phiếu, bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn đầu tư vào trái phiếu cho người mới bắt đầu 

Mặc dù trái phiếu được nhiều người coi như một khoản đầu tư an toàn, chúng vẫn đi kèm với một số rủi ro:

1. Rủi ro về lãi suất

Rủi ro lãi suất, còn được gọi là rủi ro thị trường, phát sinh khi bạn mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp. 

Trước khi trái phiếu đáo hạn, giá trị của nó trên thị trường thay đổi. Khi lãi suất tăng, giá trị của trái phiếu giảm và ngược lại. Kỳ hạn và lãi suất trái phiếu ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của nó.

Bạn sẽ tránh được rủi ro thị trường khi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp từ ngày phát hành cho đến khi chúng đáo hạn. Nếu bạn bán sớm, bạn có nguy cơ mất tiền đầu tư vì giá trị trái phiếu có thể sụt giảm.

2. Rủi ro tái đầu tư

Một rủi ro khác liên quan đến thị trường trái phiếu được gọi là rủi ro tái đầu tư. Về bản chất, trái phiếu gây rủi ro tái đầu tư cho các nhà đầu tư. Nếu số tiền thu được từ trái phiếu trong tương lai được tái đầu tư vào một chứng khoán có lợi suất thấp hơn trái phiếu ban đầu. 

Ví dụ, hãy tưởng tượng một nhà đầu tư mua một trái phiếu trị giá 10.000.000 đồng  với lãi suất hàng tháng là 12%. Mỗi tháng, nhà đầu tư nhận được 1.200.000 đồng  (12% x 10.000.000 đồng). Số tiền này có thể được tái đầu tư trở lại vào một trái phiếu khác. 

Nhưng hãy tưởng tượng rằng, theo thời gian, tỷ lệ thị trường giảm xuống còn 1%. Đột nhiên, 1.200.000 VNĐ nhận được từ trái phiếu chỉ có thể được tái đầu tư ở mức 1%, thay vì tỷ lệ 12% của trái phiếu ban đầu.

3. Rủi ro bị đơn vị phát hành trái phiếu thu hồi

Một rủi ro khác là trái phiếu sẽ có thể bị thu hồi bởi đơn vị phát hành. Nhiều trái phiếu có những điều khoản cho phép công ty phát hành trái phiếu mua lại trái phiếu từ các trái chủ, và gỡ bỏ việc phát hành trong một số trường hợp nhất định.

Hoạt động này thường được thực hiện khi lãi suất trái phiếu giảm đáng kể kể từ ngày công ty phát hành trái phiếu. Điều khoản thu hồi cho phép, công ty phát hành loại bỏ các trái phiếu cũ, lãi suất cao và bán các trái phiếu lãi suất thấp nhằm giảm chi phí nợ.

4. Rủi ro vỡ nợ

Rủi ro vỡ nợ sẽ xảy ra. Khi công ty phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán lãi hoặc gốc theo hợp đồng của trái phiếu một cách kịp thời hoặc đúng hạn. 

Nếu công ty phát hành trái phiếu vỡ nợ. Nhà đầu tư sẽ mất một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư ban đầu, cộng với bất kỳ khoản lãi nào mà họ có thể kiếm được.

Ví dụ, trái phiếu chính phủ thường được xếp hạng tín dụng rất cao. Họ có phương tiện để trả nợ bằng cách tăng thuế hoặc phát hành thêm tiền, khiến cho việc vỡ nợ khó có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, các công ty nhỏ mới nổi lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị vỡ nợ đối với các khoản thanh toán trái phiếu của họ. Trong những trường hợp này, trái chủ có thể sẽ mất tất cả hoặc hầu hết các khoản đầu tư của họ.

5. Rủi ro lạm phát

Rủi ro này đề cập đến các tình huống khi tốc độ lạm phát của nền kinh tế làm suy giảm lợi nhuận của trái phiếu. Điều này có ảnh hưởng nhiều nhất đến trái phiếu cố định - loại trái phiếu có lãi suất ấn định ngay từ khi phát hành.

Ví dụ, nếu một nhà đầu tư mua một trái phiếu cố định với lãi suất là 5% và lạm phát tăng lên 10% mỗi năm. Nhà đầu tư sẽ thiệt hại vì sức mạnh của số tiền lãi thu được đã giảm đi rất nhiều. 

Lãi suất của trái phiếu thường có lãi suất thả nổi hoặc lãi suất thả nổi được điều chỉnh định kỳ để phù hợp với tỷ lệ lạm phát, hạn chế rủi ro lạm phát của nhà đầu tư.

Nhằm giúp khách hàng hạn chế tối đa những rủi ro khi đầu tư, ProNexus cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư từ những cố vấn tài chính chuyên nghiệp.

Hiện nay, ứng dụng ProNexus  đang được phát hành trên cả Apple App Store và Google CH Play. Người dùng có thể tải xuống cho iOSAndroid.

 

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài