So sánh rủi ro và lợi nhuận của cổ phiếu và quỹ tương hỗ
Cổ phiếu và quỹ tương hỗ là 2 trong nhiều lựa chọn để đầu tư hiện nay. Mỗi hình thức đều có rủi ro và cơ hội sinh lời riêng, phù hợp với khẩu vị từng người.
Cả 2 hình thức đầu tư vào cổ phiếu và quỹ tương hỗ đều mang lại một số lợi ích. Khi mua một cổ phiếu, bạn là cổ đông của công ty. Bạn có thể kiếm tiền từ cổ tức hoặc chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Còn khi đầu tư vào quỹ tương hỗ, điều này có nghĩa bạn đang góp tiền của mình cùng nhiều nhà đầu tư để mua cổ phiếu và các chứng khoán khác.
Việc xác định phương án đầu tư nào phù hợp nhất với phong cách của bạn phần lớn phụ thuộc vào bốn yếu tố: rủi ro, lợi nhuận, thời gian và chi phí.
Sự khác biệt giữa cổ phiếu và quỹ tương hỗ là gì?
|
Cổ phiếu |
Quỹ tương hỗ |
Rủi ro / Đa dạng hóa |
Rủi ro cụ thể hơn (ít đa dạng hóa hơn) |
Ít rủi ro cụ thể hơn (đa dạng hóa hơn) |
Cơ hội sinh lời tiềm năng |
Cao |
Trung bình |
Thời gian |
Tốn nhiều thời gian hơn |
Ít tốn thời gian hơn |
Chi phí |
Phí thấp hơn |
Phí cao hơn |
Các quỹ tương hỗ hướng đến đầu tư đa dạng hóa. Họ có thể đạt được mục tiêu này theo 2 cách. Đa dạng nhiều loại chứng khoán khác nhau hoặc cùng một loại chứng khoán nhưng của nhiều công ty phát hành.
Đối với đa dạng nhiều loại chứng khoán, khi đó danh mục có thể bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Trái phiếu là một khoản đầu tư tương đối an toàn hơn cổ phiếu. Vì vậy, việc kết hợp vào danh mục đầu tư sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.
Ngay cả khi một quỹ tương hỗ nắm giữ 100% cổ phiếu, thế nhưng họ vẫn có sự đa dạng khi lựa chọn những cổ phiếu thuộc các ngành nghề khác nhau, các công ty phát hành khác nhau. Do đó, nếu một công ty kinh doanh thua lỗ khiến cổ phiếu giảm giá, đầu tư quỹ tương hỗ sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề như một nhà đầu tư chỉ sở hữu cổ phiếu của công ty đó.
Chính sự đa dạng này khiến các quỹ tương hỗ ít rủi ro hơn so với các cổ phiếu riêng lẻ. Đa dạng hóa tài sản cũng là một chiến thuật quan trọng để hạn chế rủi ro của họ. Tuy nhiên, cũng chính sự hạn chế này sẽ thu hẹp lợi nhuận họ sẽ nhận được từ khoản đầu tư của mình.
Ví dụ về quỹ tương hỗ và cổ phiếu
Hãy xem xét ví dụ về Lehman Brothers. Năm 2008, Lehman Brothers đệ đơn phá sản. Đây là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ. Vì thế, nhiều nhà đầu tư cổ phiếu và quỹ tương hỗ đều nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng này.
Khi ngân hàng phá sản, lợi nhuận của quỹ tương hỗ bị sụt giảm do giá cổ phiếu này tụt dốc. Tuy nhiên, do danh mục đa dạng nên rủi ro sẽ giảm bớt. Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân đã mua và nắm giữ cổ phiếu này lại phải chịu rủi ro lớn hơn. Là các cổ đông, họ sẽ mất tất cả số tiền họ đã bỏ ra trước đó.
Khả năng sinh lời tiềm năng: So sánh giữa cổ phiếu và quỹ tương hỗ
Sự đa dạng để hạn chế rủi ro của một quỹ tương hỗ khiến khoản đầu tư gia tăng lợi nhuận chậm hơn so với các nhà đầu tư riêng lẻ. Điều này đặc biệt đúng nếu họ nắm giữ trong tay những cổ phiếu tăng trưởng tốt.
Ví dụ, trong hồ sơ IPO của Amazon với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch vào năm 1997, người ta ước tính rằng cổ phiếu này sẽ bắt đầu được bán với giá từ 14 đến 16 đô la. Sau đó hơn 20 năm, vào ngày 8 tháng 4 năm 2020, cổ phiếu Amazon mở cửa ở mức hơn 2.021 đô la. Lúc này, các nhà đầu tư cá nhân mua cổ phiếu vào cuối những năm 1990 sẽ được hưởng tất cả lợi nhuận vốn chủ sở hữu đi kèm với sự gia tăng thần kỳ đó. Đây là điều mà nhà đầu tư vào quỹ tương hỗ sẽ không có được.
Nhiều quỹ tương hỗ thậm chí còn không có cổ phiếu. Một số quỹ đầu tư chủ yếu vào trái phiếu hoặc các loại chứng khoán nợ khác mang lại thu nhập cố định. Chúng tương đối an toàn, nhưng về mặt lịch sử, chúng mang lại lợi nhuận nhỏ hơn.
Thời gian: So sánh giữa cổ phiếu và quỹ tương hỗ
Các quỹ tương hỗ được giám sát bởi một nhà quản lý quỹ. Người này quyết định thời điểm và loại chứng khoán được mua hoặc bán bằng tất cả tiền của nhà đầu tư. Quản lý có thể tích cực hoặc thụ động. Các quỹ tích cực sẽ tìm kiếm các chứng khoán tăng trưởng tốt hơn thị trường. Còn quỹ quản lý thụ động sẽ chọn 1 chỉ số làm chuẩn, chẳng hạn VN30, sau đó sao chép danh mục đó với số vốn quỹ đang nắm giữ.
Bởi vậy, khi đầu tư vào các quỹ tương hỗ, nhà đầu tư sẽ tốn ít thời gian hơn. Bạn sẽ chỉ quyết định loại quỹ tương hỗ yêu thích. Chẳng hạn như quỹ chỉ số, quỹ cho một lĩnh vực cụ thể hay quỹ theo ngày mục tiêu thích ứng với nhu cầu theo thời gian. Bạn cũng nên xem xét hiệu suất lịch sử của quỹ và so sánh nó với các quỹ tương tự.
Khi xem xét nên đầu tư vào cổ phiếu hay quỹ tương hỗ, hãy quyết định xem bạn muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc nghiên cứu thị trường. Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để học cách đánh giá báo cáo tài chính hay không. Nếu không có quá nhiều thời gian, quỹ tương hỗ sẽ là lựa chọn hợp lý.
Mặc dù lựa chọn quỹ tương hỗ, thế nhưng nhà đầu tư vẫn nên theo dõi hoạt động của quỹ. Bằng cách đọc bản cáo cập nhật về mục tiêu và số tiền nắm giữ của quỹ định kỳ, bạn có thể nắm bắt được hoạt động của quỹ có hiệu quả không. Theo dõi nền kinh tế tổng thể cũng là một ý kiến hay để đưa ra những quyết định phù hợp.
Còn đối với các nhà đầu tư cổ phiếu nhỏ lẻ, họ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn. Họ phải nghiên cứu từng công ty trước khi thêm vào danh mục đầu tư của mình. Họ phải học cách đọc các báo cáo tài chính để nắm bắt các thông tin về dòng tiền, cơ cấu tài sản – nợ - vốn chủ sở hữu cũng như tình hình kinh doanh của công ty. Qua đó, họ có thể xác định giá trị của công ty và liệu giá cổ phiếu có tỷ lệ thuận với giá trị đó hay không.
Bên cạnh tình hình doanh doanh, các nhà đầu tư cổ phiếu nhỏ lẻ cũng cần phải nắm bắt được tình hình hoạt động của nền kinh tế nói chung. Chúng sẽ gây ra những tác động rất lớn. Những tin tiêu cực của ngành hay cuộc suy thoái diện rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu dù cho công ty vẫn đang có kết quả kinh doanh tốt.
Công việc này được nhân lên đối với những nhà đầu tư muốn duy trì một danh mục đa dạng và cân bằng. Bạn sẽ cần chọn các công ty từ nhiều ngành khác nhau với các quy mô và chiến lược khác nhau. Mỗi khoản đầu tư tiềm năng đều cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Bạn có thể cần phải kiểm tra hàng chục công ty để tìm ra một vài công ty tốt.
Chi phí: So sánh giữa cổ phiếu và quỹ tương hỗ
Các quỹ tương hỗ thường yêu cầu người tham gia phải trả các khoản phí. Các loại phí này sẽ là khác nhau giữa các quỹ khác nhau. Chẳng hạn như phí khi mua – mua chứng chỉ quỹ, phí quản lý, phí đầu tư tối thiểu… Điều này có thể làm tăng các rào cản liên quan đến chi phí để nhà đầu tư gia nhập.
Hầu hết các quỹ được quản lý tích cực mua và bán cổ phiếu trong suốt cả năm. Nếu họ thu được lợi nhuận từ các giao dịch đó, bạn sẽ phải trả thuế thu nhập cá nhân. Ngay cả khi giá trị tổng thể của quỹ tương hỗ giảm, bạn vẫn có thể phải chịu thuế lãi vốn đối với doanh số bán hàng của quỹ.
Nếu bạn không muốn mất quá nhiều chi phí và lệ phí đó, đầu tư cổ phiếu riêng lẻ sẽ là lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ vẫn phải trả thuế thu nhập cá nhân cho cổ tức và lãi vốn. Thế nhưng, bạn chỉ phải trả khoản phí duy nhất cho các công ty môi giới mà bạn mở tài khoản giao dịch. Chi phí sẽ được tiết kiệm tối ưu.
Điểm mấu chốt
Mặc dù điều kiện của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, vẫn có một số điểm mấu chốt giúp bạn lựa chọn phương án đầu tư phù hợp. Nếu bạn muốn giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian nghiên cứu, đồng thời sẵn sàng chịu thêm một số chi phí để có được sự thuận tiện đó, thì quỹ tương hỗ có thể là lựa chọn đầu tư tốt hơn.
Còn nếu bạn thích đi sâu vào nghiên cứu tài chính, chấp nhận rủi ro và không muốn mất các khoản phí, thì đầu tư cổ phiếu riêng lẻ có thể là lựa chọn phù hợp. Bạn phải quyết định mức độ chấp nhận rủi ro so với số tiền bạn muốn kiếm. Nếu bạn muốn lợi nhuận cao hơn, đồng nghĩa phải chấp nhận rủi ro lớn hơn.
Đâu là giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường.
Các nhà đầu tư mới có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp thông qua ứng dụng ProNexus - nền tảng cho phép kết nối trực tiếp cố vấn tài chính với người dùng có nhu cầu. Mọi cố vấn trên ứng dụng đều được kiểm duyệt hồ sơ chất lượng chuyên môn, và bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bởi ProNexus.
Hiện nay, ứng dụng được phát hành trên cả Apple App Store và Google CH Play. Người dùng có thể tải xuống cho iOS và Android.
Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài