Tài chính

Các chỉ số tài chính cơ bản trong phân tích tài chính và ý nghĩa

Phân tích các chỉ số tài chính là một công cụ quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua đó, người quản lý và các bên liên quan có thể đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả, tối ưu hơn. Bài viết ngày hôm nay sẽ đi sâu vào các thông số tài chính cơ bản, giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách sử dụng chúng. Cùng ProNexus khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số thanh toán

Đây là một nhóm các chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, chỉ số thanh toán cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ các khoản tiền đến hạn trong vòng 1 năm hay không. Nếu bạn quan tâm đến ý nghĩa các chỉ số trong báo cáo tài chính thì nhất định không được bỏ qua những kiến thức quan trọng sau:

Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu) để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Thông số này càng cao càng chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán hết các chi phí đã nợ.

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng tồn kho. Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải phụ thuộc vào hàng tồn kho. So với chỉ số thanh toán hiện hành thì thông số này sẽ phản ánh chính xác hơn về năng lực trả nợ của doanh nghiệp.

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)

Chỉ số thanh toán tiền mặt

Bảng số liệu thanh toán tiền mặt sẽ cho biết khả năng thanh toán ngay lập tức + khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của một công ty. Trong các chỉ số tài chính doanh nghiệp, đây là chỉ số có tính khắt khe nhất.

Chỉ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền và tương đương tiền) / (Nợ ngắn hạn)

Chỉ số dòng tiền từ hoạt động

Chỉ số dòng tiền từ hoạt động

Cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu tiền mặt từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Một chỉ số đủ cao sẽ phản ánh khả năng tạo ra tiền mặt của công ty có đủ để trả nợ và đầu tư hay không.

Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động / Nợ ngắn hạn

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu

Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá tính hiệu quả quản lý dòng tiền và chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng với khách hàng. Một chỉ số vòng quay các khoản phải thu cao sẽ cho thấy doanh nghiệp đang thu hồi nợ từ khách hàng một cách nhanh chóng. Thông quá đó tiến hành tái đầu tư để tăng cường vốn lưu động hoặc trả nợ.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm / Các khoản phải thu trung bình

Trong đó:

Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay) / 2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu là một công cụ đo lường được sử dụng để xác định số ngày mà doanh nghiệp có thể thu hồi khoản công nợ từ khách hàng. Nói một cách khác, đây chính là thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp bán hàng cho đến khi nhận được tiền thanh toán.

Số ngày trung bình = 365 / Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Nếu bạn đang tìm hiểu về các chỉ số tài chính và ý nghĩa của chúng thì nhất định không được bỏ qua chỉ số vòng quay hàng tồn kho. Đây là thông số cho biết số lần trung bình mà hàng hóa tồn kho được bán ra trong một kỳ kế toán. Chỉ số này cao cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng vốn đầu tư vào hàng tồn kho một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa rủi ro sản phẩm bị hư hỏng hoặc mất giá trị.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Cũng tương tự như chỉ số vòng quay hàng tồn kho, tuy nhiên chỉ số này sẽ chỉ quan tâm đến số ngày trung bình mà hàng hóa được bán ra trong kỳ kế toán.

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365 / Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả là một thước đo cho thấy tốc độ mà doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp. Nói một cách khác, chỉ số này phản ánh khả năng quản lý, kiểm soát dòng tiền hiệu quả của một công ty.

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên / Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số này phản ánh số ngày mà một doanh nghiệp cần có để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp. Dễ hiểu hơn, đây là khoảng thời gian trung bình từ khi công ty nhận được hàng cho đến khi có tiền trả cho bên phân phối.

Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365 / Vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số hoạt động

Để phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp một cách chuẩn xác, thông số về hoạt động là dữ liệu mà nhà quản lý không được bỏ qua. Đây được hiểu là một nhóm các chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một công ty, tổ chức.

Lợi nhuận bán hàng

  • Biên lợi nhuận thuần

Đây là một chỉ số hết sức quan trọng, phản ánh phần trăm lợi nhuận thuận mà doanh nghiệp đạt được trên mỗi đơn vị doanh thu. Chỉ số này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong việc chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng.

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Trong đó:

Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng,vv – Thuế TNDN phải nộp.

  • Biên lợi nhuận hoạt động

Đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận so với doanh thu thuần nhằm xác định tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Hiện nay, đây là một trong các chỉ số tài chính cơ bản quan trọng nhất hiện nay mà nhà đầu tư cần lưu ý.

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận hoạt động

Trong đó:

Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Biên EBITDA

Biên EBITDA được sử dụng để tính lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao so với doanh thu thuần, cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về tài chính.

Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao / Doanh thu thuần

  • Biên EBT

Chỉ số này phản ánh sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi phải chịu tác động từ các khóa thuế.

Biên lợi nhuận trước thuế = Thu nhập trước thuế / Doanh thu

  • Biên lợi nhuận ròng

Thước đo tài chính được sử dụng để đo lường lợi nhuận ròng so với doanh thu thuần, cho thấy tỷ lệ lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp giữ lại được.

Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng / Doanh thu

  • Biên lợi nhuận phân phối

Chỉ số này phản ánh phần trăm doanh thủ được sử dụng cho các khoản phí cố định trong mỗi đơn vị hàng hóa được bán ra thị trường.

Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối / Doanh thu

Trong đó:

Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi

Lợi nhuận đầu tư

Chỉ số về lợi nhuận đầu tư rất được doanh nghiệp quan tâm

  • Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return on Assets – ROA) là một trong các chỉ số tài chính quan trọng nhất được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. ROA cho biết khả năng định lời trên mỗi đơn vị tiền tệ mà công ty đầu tư.

ROA= Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản x100

Hoặc:

ROA= EBIT / Tổng tài sản x 100

Hoặc:

ROA = [LNST + Lãi vay x (1-t)] x 100 / Tổng tài sản

Lợi nhuận đầu tư

  • Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường

Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đơn vị đồng vốn cổ phần thường, không bao gồm cổ phần ưu đãi.

ROCE = (Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi) / Vốn cổ phần thường bình quân

Trong đó:

Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại) / 2

  • Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần

Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trên mỗi đơn vị vốn cổ phần. Nói cách khác, ROE cho biết mỗi đồng vốn mà cổ đông đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.

ROE = Thu nhập ròng / Tổng vốn cổ phần bình quân

Trong đó:

Vốn cổ phần bình quân = (Tổng vốn cổ phần năm trước tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2

  • Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn

Chỉ số này được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi sử dụng tất cả nguồn vốn, bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu.

ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình

Hiệu quả hoạt động

  • Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản là một trong các chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết mỗi đơn vị tiền tệ đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình

Hiệu quả hoạt động

  • Vòng quay tài sản cố định

Tương tự như vòng quay tổng tài sản, khác duy nhất một điểm là chỉ số này được sử dụng để tính toán cho tài sản cổ định của doanh nghiệp

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định trung bình

  • Vòng quay vốn cổ phần

Chỉ số này cho biết mỗi đơn vị tiền tệ đầu tư vào vốn cổ phần (bao gồm cả cổ phần thường và cổ phần ưu đãi) của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu.

Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Tổng vốn cổ phần trung bình

Chỉ số rủi ro

Trong các chỉ số tài chính cơ bản, chỉ số rủi ro đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp dự đoán, xác định được những rắc rối trong hoạt động kinh doanh.

  • Chỉ số biên lợi nhuận phân phối

Chỉ số biên lợi nhuận phân phối là một thước đo cho thấy sự thay đổi của lợi nhuận khi doanh thu của doanh nghiệp thăng thêm một đơn vị.

Biên phân phối = 1 – (Chi phí biến đổi / doanh thu)

  • Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh

Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để đo lường mức độ nhạy cảm của lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và thuế đối với sự biến động của doanh thu. Hiểu đơn giản, dựa vào chỉ số này bạn có thể xác định được khi doanh thu tăng hoặc giảm 1 phần trăm thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm.

Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh (OLE) = Chỉ số Biên lợi nhuận phân phối / % thay đổi trong thu nhập (ROA)

Chỉ số rủi ro

  • Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là công cụ mà doanh sử dụng khi vay vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dẫn đến gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

FLE = Thu nhập hoạt động / Thu nhập thuần

  • Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể

Kết hợp giữa chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh và Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính, ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể. Đây là một trong các chỉ số tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả của hiệu ứng tổng thể.

Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể = Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh x Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng là một thước đo hữu dụng để đánh giá khả năng phát triển trong tương lai của một doanh nghiệp. Nó cho thấy mức độ tối đa mà hoạt động kinh doanh của công ty có thẻ tăng trưởng trong một khoản thời gian cố định mà không gây ra những áp lực lạm phát quá mức.

G = RR x  ROE

Trong đó:

RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)

ROE = Thu nhập ròng / Tổng vốn chủ sở hữu

Hoặc:

ROE = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) x (Doanh thu / Tổng tài sản) x (Tổng tài sản / Vốn cổ phần)

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Trên đây là bài viết tổng hợp các chỉ số tài chính cơ bản dành cho nhà đầu tư tham khảo. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực tài chính, có thể đánh giá chính xác tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button