Những điều cần biết về quản lý danh mục đầu tư?
Quản lý danh mục đầu tư là quá trình xây dựng và duy trì tài khoản đầu tư. Bạn có thể tự mình quản lý danh mục của riêng mình hoặc thuê quản lý, cố vấn tài chính thực hiện.
Nếu là một người quan tâm đến tài chính, chắc hẳn bạn đã từng có ít nhất một lần nghe thấy cụm từ “quản lý danh mục đầu tư”. Nó được biết đến là nghệ thuật và khoa học trong việc lựa chọn và giám sát các khoản đầu tư. Mục đích của nó là để đáp ứng các mục tiêu tài chính dài hạn và khả năng chấp nhận rủi ro cho người bỏ tiền.
Cho dù khoản đầu tư của bạn có giá trị bao nhiêu, vẫn cần có một mức độ quản lý nhất định dành cho nó. Nếu không muốn tự mình thực hiện việc quản lý, bạn có thể lựa chọn quỹ mở, quỹ tương hỗ. Còn nếu có một bức tranh tài chính phức tạp hơn, một cố vấn tài chính sẽ là lựa chọn dành cho bạn.
Danh mục đầu tư là gì?
Trước khi tìm hiểu kỹ lưỡng về quản lý danh mục đầu tư, bạn cần phải hiểu danh mục đầu tư là gì.
Danh mục đầu tư là tập hợp toàn bộ tài sản tài chính của một người hoặc tổ chức. Nó có thể bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, bất động sản, tiền điện tử, tranh nghệ thuật và các đồ sưu tầm khác. Cụm từ này đề cập đến tất cả các khoản đầu tư của bạn. Và chúng có thể không nhất thiết phải nằm trong một tài khoản duy nhất.
Quản lý danh mục đầu tư là gì?
Quản lý danh mục đầu tư là một chiến lược đầu tư gắn kết dựa trên mục tiêu, tiến trình và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Chiến lược này bao gồm việc chọn các khoản đầu tư. Chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu và quỹ… Sau đó, tiến hành theo dõi các khoản đầu tư đó theo thời gian. Việc quản lý có thể được thực hiện một mình, với một chuyên gia hoặc thông qua một dịch vụ tự động.
Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư
Có hai chiến lược quản lý danh mục đầu tư chính: quản lý chủ động và quản lý thụ động
1. Quản lý danh mục đầu tư chủ động
Các nhà quản lý danh mục đầu tư chủ động có cách tiếp cận thực tế khi đưa ra quyết định đầu tư. Họ tính phí dựa theo tỷ lệ phần trăm trên tài sản mà họ quản lý cho bạn. Mục tiêu của họ là làm tốt hơn tiêu chuẩn đầu tư (hoặc chỉ số thị trường chứng khoán).
Tuy nhiên, lợi nhuận đầu tư bị ảnh hưởng bởi phí quản lý danh mục đầu tư cao. Tại Mỹ, khách hàng phải trả 1% số tiền đầu tư hoặc hơn thế mỗi năm để trang trải phí tư vấn. Đó là lý do tại sao các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư thụ động với giá cả phải chăng được ưa chuộng hơn.
2. Quản lý danh mục đầu tư thụ động
Quản lý danh mục đầu tư thụ động liên quan đến việc chọn một nhóm các khoản đầu tư dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán. Mục tiêu là phản ánh lợi nhuận của thị trường (hoặc một phần cụ thể của thị trường) theo thời gian. Đối với chiến lược quản lý này, có thể sử dụng các nhà quản lý danh mục đầu tư truyền thống hoặc cố vấn tự động bằng công nghệ thông minh.
Cố vấn tự động là một dịch vụ sử dụng thuật toán máy tính để lựa chọn và quản lý các khoản đầu tư. Chúng cho phép bạn thiết lập các thông số (mục tiêu, thời gian và khả năng chấp nhận rủi ro). Các cố vấn tự động thường tính phí theo tỷ lệ phần trăm tài sản được quản lý. Tuy nhiên, nó khá thấp. Ở Mỹ, nó ở mức từ 0,25% đến 0,50%.
Những điều cần ghi nhớ về quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư không đơn thuần chỉ là xây dựng danh mục và quản lý chúng. Dưới đây là một số khái niệm có thể giúp bạn lựa chọn và quản lý chúng một cách khôn ngoan.
#1. Vị trí tài sản
Vị trí tài sản cho phép bạn biết các khoản đầu tư của mình là gì. Điều quan trọng là chọn loại tài khoản đầu tư tốt nhất cho mục tiêu của bạn. Một phần của việc chọn tài khoản đầu tư là lựa chọn giữa tài khoản chịu thuế và tài khoản được ưu đãi về thuế. Quyết định này có thể có tác động về thuế cả ngắn hạn và dài hạn.
#2. Phân bổ tài sản
Điều này đề cập đến cách danh mục đầu tư của bạn được phân chia giữa các loại đầu tư khác nhau. Nó thường liên quan mật thiết đến mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Ví dụ: nếu bạn còn trẻ, bạn có nhiều thời gian hơn để chấp nhận rủi ro. Khi đó, bạn có thể dành phần lớn tỷ trọng danh mục đầu tư của mình cho các khoản đầu tư rủi ro hơn. Còn nếu bạn sắp nghỉ hưu, bạn có thể muốn phân bổ tài sản với tỷ trọng lớn hơn cho các khoản đầu tư an toàn hơn.
#3. Đa dạng hóa
Khái niệm này đề cập đến việc phân bổ số tiền đầu tư cho các công ty, khu vực địa lý, quy mô và ngành khác nhau. Bằng cách đó, nếu một ngành nào đó bị thiệt hại do thiên tai, tình hình thế giới…, thì toàn bộ danh mục đầu tư của bạn cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Ví dụ, khi đầu tư vào các quỹ, về cơ bản nó gồm nhiều chứng khoán khác nhau. Vì thế, nó mang lại sự đa dạng hóa hơn là đầu tư vào một cổ phiếu duy nhất.
#4. Tái cân bằng
Tái cân bằng là cách các nhà quản lý danh mục đầu tư duy trì trạng thái cân bằng trong tài khoản của họ. Theo thời gian, những biến động của thị trường có thể khiến danh mục đầu tư đi chệch hướng so với mục tiêu ban đầu của nó. Vì thế, họ cần làm điều này để thiết lập lại danh mục sao cho đúng với mục tiêu đề ra.
#5. Giảm thiểu thuế
Đây là quá trình tìm ra cách trả thuế tổng thể ít hơn. Các chiến lược này hoạt động để bù đắp hoặc giảm mức đóng các loại thuế hiện tại và tương lai. Bởi rất có thể khoản chi này sẽ phá vỡ lợi nhuận của nhà đầu tư.
#6. Hãy để tất cả khái niệm đó hoạt động cùng nhau
Quản lý danh mục đầu tư trong thực tế là sự kết hợp tất cả các khía cạnh nói trên thành một danh mục đầu tư được cá nhân hóa.
Giả sử một nhà đầu tư đang có kế hoạch nghỉ hưu trong 5 năm tới và không muốn mạo hiểm nhiều. Họ có bảo hiểm xã hội do người chủ doanh nghiệp chi trả một phần và đủ điều kiện hưởng lương hưu. Phân bổ tài sản của họ có thể là 50% cổ phiếu và 50% trái phiếu.
Nếu tỷ lệ này thay đổi theo thời gian và nhà đầu tư kết thúc với danh mục đầu tư gần 55% vào cổ phiếu, điều đó mang lại cho họ một danh mục đầu tư rủi ro hơn mức họ có thể chấp nhận được. Sau đó, nhà đầu tư hoặc người quản lý danh mục đầu tư sẽ cân bằng lại để đưa nó trở lại tỷ lệ 50/50 ban đầu.
Việc giảm thiểu thuế song hành cùng vị trí tài sản. Theo đó, bạn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân cho khoản đầu tư vào bảo hiểm xã hội.
Làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư của riêng bạn?
Các quyết định quản lý danh mục đầu tư được hướng dẫn bởi bốn yếu tố chính: mục tiêu của nhà đầu tư, mức độ trợ giúp mà họ muốn (nếu có), thời hạn và khả năng chấp nhận rủi ro.
#1. Đặt mục tiêu
Hãy tìm mục tiêu tiết kiệm của bạn. Chẳng hạn như nghỉ hưu, sửa sang nhà cửa, học hành của con cái hoặc kỳ nghỉ của gia đình. Sau đó, hãy xác định số tiền cần tiết kiệm, chiến lược đầu tư và loại tài khoản phù hợp nhất để đạt được mục tiêu đó.
#2. Tìm ra mức độ trợ giúp bạn muốn
Một số nhà đầu tư có thể thích tự mình quản lý tất cả các khoản đầu tư của họ. Những người khác lại muốn để có một người quản lý danh mục đầu tư.
Nếu bạn không thể tự quyết định, một cố vấn tự động có thể là một giải pháp lý tưởng. Đơn giản vì những dịch vụ này có chi phí rất thấp. Ngược lại, người quản lý danh mục đầu tư sẽ tính phí nhiều hơn. Thế nhưng họ thường cung cấp một danh mục đầu tư tùy chỉnh và các dịch vụ khác ngoài quản lý danh mục đầu tư, chẳng hạn như lập kế hoạch tài chính.
#3. Lập bản đồ thời gian
Khi nào bạn cần số tiền mà bạn đang đầu tư và ngày đó được ấn định sẵn hay linh hoạt? Đáp án cho câu hỏi này giúp bạn biết chiến lược đầu tư của mình cần phải tích cực hoặc thận trọng như thế nào.
Hầu hết các mục tiêu đầu tư có thể được xác định theo khoảng thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tương ứng với đó là dưới 3 năm, 3 đến 10 năm và trên 10 năm. Ví dụ, nếu bạn cần tiền trong vòng ba năm, bạn sẽ muốn hạn chế tiếp xúc với sự biến động ngắn hạn của thị trường chứng khoán.
#4. Xác định khả năng chấp nhận rủi ro
Sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của một nhà đầu tư là một động lực quan trọng khác đằng sau các quyết định đa dạng hóa. Bạn càng sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thì lợi nhuận tiềm năng càng cao. Vì các khoản đầu tư rủi ro cao có xu hướng thu được lợi nhuận cao hơn theo thời gian. Thế nhưng chúng có thể gặp nhiều biến động trong ngắn hạn.
Mục tiêu là đạt được sự cân bằng phù hợp giữa rủi ro-lợi nhuận. Do đó, cần chọn các khoản đầu tư sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhưng không khiến bạn phải lo lắng quá nhiều.
Giải pháp
Quản lý danh mục đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp nhà đầu tư gia tăng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, đáp ứng các mục tiêu đầu tư ban đầu đặt ra. Việc quản lý danh mục đòi hỏi người thực hiện phải có các kiến thức về tài chính, kinh tế vĩ mô. Do đó, nếu không có nhiều kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tài chính.
ProNexus là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam, kết nối trực tiếp các cố vấn tài chính được chứng nhận đến người dùng.
Mọi cố vấn khi đăng ký trở thành Advisor, đều được kiểm duyệt hồ sơ chất lượng chuyên môn, và bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bởi ProNexus.
Với đa dạng dịch vụ, sản phẩm, cùng sự hỗ trợ đột phá về giải pháp công nghệ, mọi chiến lược tài chính đều được cá nhân hoá phù hợp với từng khách hàng. ProNexus giúp bạn lập kế hoạch cụ thể, đầu tư hiệu quả, vun đắp tài sản, và đạt được mục tiêu của mình.
Bạn có thể tải ứng về điện thoại để sử dụng các công cụ hoàn toàn miễn phí, và nhận lời khuyên hữu ích dành riêng cho gia đình mình.
Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài